Bước 1: Giáo viên cần xác định rõ đó là giáo án điện tử hay chỉ là một phần để đưa vào bài dạy
Xác định đó là giáo án điện tử hay là một phần tư liệu để đưa vào bài dạy điều đó phụ thuộc vào phương pháp đặc trưng của từng môn học. Dựa vào 3 yếu tố: Một là mông muốn của giáo viên tổ chức hoạt động học tập tích cực, cách liên kết hình ảnh với lời nói một cách tự nhiên bằng cách vận dụng hình ảnh và câu từ cô đọng trên các slide power point để khơi gợi, kích thích sự liên tưởng của trẻ. Hai là nội dung chủ yếu của bài dạy đòi hỏi phải mở rộng và chứa đựng một số ý tưởng có thể khai thác thành tình huống có vấn đề. Ba là nguồn tư liệu hình ảnh phong phú liên quan đến nội dung bài dạy
Ví dụ: Đề tài “Khám phá quá trình phát triển của con gà” cần chọn quá trình phát triển của con gà qua từng giai đoạn để thiết kế bài giảng điện tử.
Hay thiết kế trò chơi “Phân loại hành vi đúng sai khi tham gia giao thông”cần chọn các slide về hành vi khi tham gia giao thông-> trò chơi này chỉ là một phần để đưa vào bài dạy “ Luật lệ giao thông”
Bước 2: Lập dàn ý trình bày: Đây là giai đoạn quan trọng nhất. Ở giai đoạn này cần chú ý: Kiến thức trình bày ngắn gọn, cô đọng. Hoạt động và bài tập của trẻ cần thực hiện. Âm thanh hình ảnh để minh hoạ kiến thức hay là để giúp trẻ thực hiện hoạt động học tập.
Cụ thể: Sắp xếp các slide như nào? Nội dung cần truyền tải trong các slide? Phần slide nào để minh hoạ hoặc củng cố bài tập, kiến thức cho trẻ? Các slide nào cần có sự liên kết với nhau?....
Bước 3: Tìm tư liệu, hình ảnh, âm thanh và chuẩn bị công cụ để biên soạn.
Phần này hết sức quan trọng vì nó ảnh hưởng đến sự thành công của giáo án điện tử. Chính vì vậy, trong quá trình sưu tập tư liệu hình ảnh, âm thanh cần lựa chọn những hình ảnh đẹp, rõ nét, những âm thanh phù hợp, xác định mực đích học tập của từng hình ảnh mà chúng ta đưa vào các slide. Song song với việc thiết kế các bài tập và hoạt động nhất thiết phải phù hợp với mục tiêu học tập mà trẻ cần đạt, hướng đến trọng tâm kiến thức bài. Nếu quá lạm dụng hình ảnh sẽ ảnh hưởng đến quá trình lĩnh hội kiến thức của trẻ
Ví dụ: Ta có thể tìm tư liệu trên trên Google để dowload về, sắp xếp theo chủ đề và theo lứa tuổi làm kho tư liệu.
Bước 4: Thiết kế giáo án điện tử
Đây là một hoạt động đòi hỏi nhiều kỹ thuật sử dụng máy tính đặc biệt là phần mềm Photoshop CS2 như cắt ghép ảnh, làm ảnh động; Camtasia studio 8 dể cắt ghép nhạc, chỉnh nhạc nhanh chậm, tăng tông, giảm đông nhạc cho bài hát dẻ phù hợp với cô và trẻ; Powpoint như chèn hình ảnh, âm thanh, hiệu hứng, liêu kết, snan; đổi đuôi âm thanh trực tuyến sang mp3, m4 hay sử dụng Ispring phần mềm giúp các giáo viên soạn thảo bài giảng E-Learning chuyên nghiệp với giao diện dễ sử dụng với mục đích chèn bài trắc nghiệm, chèn Flash, chèn Youtube, chèn sách điện tử, ghi âm, ghi hình, quản lý lời giảng…. Khi thực hiện bước này cần chú ý, nội dung kiến thức bài định truyền tải ở các slide, lựa chọn các hình ảnh, bản nhạc đưa vào để thiết kế cho phù hợp.
Muốn đổi đuôi âm thanh: Dùng điện thoại ghi âm giọng, sau đó đẩy lên gmail và tải xuống -> Sau đó vào google.com.vn gõ bộ chuyển đổi âm thanh trực tuyến -> Kích chuột vào ô “Mở tệp tin” sau đó xuất hiện cửa sổ để tìm đến nơi chứa file âm thanh -> Chọn đoạn âm thanh ghi âm và nhấn “open” -> Bước tiếp theo chọn đuôi âm thanh cần chuyển đổi đuôi (mp3,wav,m4a…) -> Di chuột xuống chọn ô “Chuyển đổi” -> Nhấn vào chữ “Tải về”
Muốn cắt ghép âm thanh/ video
- Tải các âm thanh về máy . Sau đó mở phần mềm Camtasia studio 8 lên
- Tại giao diện chính Click Import media để mở Video/âm thanh cần cắt
- Sau khi mở được Video/âm thanh ra nhấn phải chuột vào Video/âm thanh đó chọn Add to Timeline at Playhead hoặc có thể kích vào video/âm thanh và kéo
thả vào Track1
- Tại đây xác định đoạn Video/âm thanh cần cắt bằng cách dùng chuột kéo
các thanh công cụ rồi chọn biểu tượng hình cái kéo để cắt đoạn Video/âm thanh đó.
- Để ghép thêm video/âm thanh vào thì ->Mở một đoạn Video/âm thanh khác (Cách mở như trên) sau đó dùng động tác kéo thả đoạn Video/âm thanh 2 xuống Track 2.
- Sau khi căn chỉnh xong, để xuất file vừa làm ra Click Produce and share. Tại đây lựa chọn các định dạng theo ý muốn, sau đó Click Next. Tại đây nhập tên file và đường dẫn để lưu file đó sau đó nhấn Finish để kết thúc
Tạo liên kết giữa các slide: Trong quá trình tạo các slide sẽ rất cần thiết đến việc tạo siêu liên kết giữa các slide với nhau bằng cách:Insert-> hyperlink-> xuất hiện hộp thoại -> chọn place in thí Document-> chọn slide cần liên kết-> nhấn ok. Hoặc nhấn chuột phải vào hình ảnh tạo liên kết-> hyperlink-> xuất hiện hộp thoại -> chọn place in thí Document-> chọn slide cần liên kết-> nhấn ok.
Chèn âm thanh, hình ảnh
Hay muốn chèn hình ảnh chọn slide cần chèn -> insert -> picture -> from file -> chọn hình ảnh chèn -> nhấn Insert
Hay muốn chèn âm thanh thì chọn slide cần chèn-> Insert -> movie an soud -> sound from file -> xuất hiện cửa sổ chọn Automatic ( tự động chạy ) hoặc chọn click ( kích chuột). Việc chọn lựa hiệu ứng hình ảnh, âm thanh vào ý đồ của người soạn và mục đích của bài dạy.
Để tạo bài trắc nghiệm trong Ispring theo các bước sau:
Chọn slide cần chèn, trên thanh công cụ của Powerpoint, chọn iSpring Suite => chọn Quiz.
Khi xuất hiện cửa sổ chương trình iSpring QuizMaker =>kích chọn vào Bài kiểm tra xếp loại =>Xuất hiện cửa sổ kích chuột trái vào câu hỏi trên thanh công cụ và lựa chọn dạng câu hỏi (câu hỏi đúng/sai, điền chỗ trống, câu hỏi có một/ nhiều đáp án, kéo thả, hotspot…)
Nhập câu hỏi và đáp án vào ô bên trái, muốn thêm hình ảnh, video hay thêm âm thanh cho câu hỏi thì nhấn biểu tượng ở bên phải cuối câu hỏi và các đáp án=>Sau đó kích vào biểu tượng loa âm thanh để ghi âm câu hỏi/ hoặc tìm file ghi âm có sẵn, xuất hiện bảng thuộc tính âm thanh bên phải để chỉnh sửa, thay đổi hay xóa âm thanh vừa chọn.
Ở phần thông tin phản hồi và phân nhánh kích chuột vào “…” để chỉnh sửa phản hồi . Kích chuột vào biểu tượng “Lưu các thay đổi và trở về trình bày”.
Muốn ghi âm và đồng bộ trong Ispring:
Chọn slide cần ghi âm => Tạo hiệu ứng xuất hiện cho các đối tượng trong slide. Vào tab iSpring Suite 9 => chọn Record Audio (ghi âm)
Khi chọn Record Audio => Hộp thoại Record Audio Narration sẽ xuất hiện thì chọn Start Record => chọn Next Animation => chọn OK Ghi âm lời
giảng trên iSpring Suite
Chú ý: Khi chọn vào Next Animation thì hiệu ứng sẽ xuất hiện và cũng bắt đầu ghi âm giọng nói. Nói xong lại bấm vào Next Animation thì hiệu ứng tiếp theo trong slide sẽ xuất hiện và lại tiếp tục nói, cứ lập lại như vậy cho đến hết. Số lần bấm Next Animation cũng chính là số hiệu ứng mà bạn đã thiết lập trong slide Để kiểm tra và nghe lại phần ghi âm của mình thì vào iSpring Suite
9 => chọn Preview => chọn Preview Selected Slides.
Quản lý/ đồng bộ lời giảng: Sau đã chèn phần ghi âm lời giảng vào slide, có thể: chèn, xóa, chỉnh sửa và đồng bộ audio; ghi âm…bằng tính năng Manager Narration với các nút công cụ: Quản lý/ đồng bộ lời giảng Audio.
Ví dụ: Tiết học: “ Qúa trình lớn lên của con gà”
a. Chuẩn bị
Trang thiết bị: Máy vi tính, máy chiếu.
Quay phim, chụp hình ảnh: Gà đẻ trứng, Gà ấp trứng, trứng tách vỏ, trứng nở thành Gà con.
b. Cách làm video
- Bước 1: quay phim.
- Bước 2: Dùng phần mềm Ultra Video Joiner để cắt file video và đổi đuôi.
- Bước 3: Dùng phần mềm Reveal để chỉnh độ sáng của các file video.
- Bước 4: Dùng phần mềm Total Video Converter để tách tiếng ồn của các file video.
- Bước 5: Chuẩn bị 1 file hình và file âm thanh, dùng phần mềm Proshow Gold ghép hình và nhạc lại, tạo hiệu ứng.
- Bước 6: Dùng phần mềm Picture collage maker để ghép file ảnh lại.
- Bước 7: Dùng phần mềm Ultra Video Joiner để ghép các file video lại.
Hay với tiết học “ Bé biết gì về loài bướm” cách làm powerpoint:
Vào mạng để tìm hình ảnh, sự hoạt động sinh sản của 1 số loài bướm.
- Bước 1: Chụp hình.
- Bước 2: Dùng phần mềm Photoshop để sử lý hình ảnh và cắt ghép hình ảnh.
- Bước 3: Dùng Macromedia Flash 8 Tạo ảnh động.
- Bước 4: Copy hình vào Powerpoint.
- Bước 5: Làm tiêu đề hình ảnh: Vào Insert/picture/wordart sau đó chọn font Times New Roman rồi nhập tiêu đề.
- Bước 6: Vẽ mũi tên để chỉ hình ảnh. Chọn công cụ Arrow trong Autoshapes để vẽ.
- Bước 7: Nhúng hiệu ứng vào hình ảnh.
Vào Slide Show/Custom Animation…/ xuất hiện bảng hộp thoại Custom Animation bấm nút Add Effect/Entrance sau đó chọn hiệu ứng phù hợp, cho hiệu ứng xuất hiện chậm chọn very slow
- Bước 8: Nhúng hiệu ứng vào từng Slide.Vào Slide Show chọn Slide transition / xuất hiện bảng hộp thoại Slide transition sau đó chọn hiệu ứng phù hợp cho Slide chọn dấu tích vào phần automatically after trong phần advance slide cuối cùng bấm nút Apply to all slides.
Giáo viên cần hết sức thận trọng trong việc lựa chọn font chữ, màu chữ, cỡ chữ, màu nền của slide và các hiệu ứng sao cho hợp lý để tránh cho việc rối mắt và mất tập trung của trẻ vào nội dung cần truyền tải. Bên cạnh việc thiết kế giáo án, giáo viên cần lồng ghép các hoạt động khác cho phù hợp, không nên ỷ lại hoàn toàn vào giáo án điện tử mà quên đi việc trẻ làm trung tâm của mọi hoạt động. Mặc dù giáo án điện tử hỗ trợ rất nhiều trong các hoạt động dạy nhưng nó không phải là tất cả. Trẻ không thể ngồi hàng giờ trước máy vi tính một cách thụ động. Chúng ta cần thường xuyên thay đổi các hình thức, tạo điều kiện cho trẻ được tích cực tham gia hoạt động, linh hoạt trong việc lồng ghép hoạt động cho phù hợp với trẻ.