1. Tổng quát chung về biến thể Omicron là gì?
Vào ngày 25/11/2021, WHO đã công bố về biến thể Omicron - một biến thể mới của virus SARS-CoV-2 gây ra đại địch Covid-19. Ban đầu, biến thể có tên là B.1.1.529, được đánh giá là nhóm biến thể đáng quan ngại. Omicron có quá nhiều đột biến vì thế chuyên gia dịch tễ lo ngại về vấn đề lây lan nhanh (tốc độ lên tới 500% so với Delta).
Bên cạnh đó, trong Omicron có protein gai S có khả năng kháng vắc xin. Từ đó dẫn tới nguy cơ tái nhiễm bệnh cao hơn nhiều so với những biến thể trước đó.
2. Triệu chứng thường gặp khi nhiễm biến thể Omicron
Theo như các nhà dịch tễ học, triệu chứng của bệnh Covid-19 do Omicron thường xuất hiện sớm hơn. Có thể trong khoảng 3 ngày kể từ lúc nhiễm bệnh thay vì 5 ngày hoặc thời gian dài hơn như biến thể Delta.
Qua đó, Tổ chức Y tế Thế giới WHO ra thông báo mọi người dân cần nhận biết những triệu chứng do biến thể Omicron gây ra để tránh hệ lụy đáng tiếc. Cụ thể về 12 biểu hiện đặc trưng của Omicron bạn cần lưu ý bao gồm:
2.1. Ho dai dẳng
Tình trạng ho hoặc ngứa cổ họng là một trong các triệu chứng nhận biết sớm khi bạn gặp biến thể Omicron. Trong đó, có tới 83% người nhiễm gặp phải triệu chứng ho. Đây cũng được xem là triệu chứng thường gặp ở tất cả những thể Covid-19 trước đây.
Ho dai dẳng lâu ngày là triệu chứng thường gặp của biến thể Omicron
2.2. Khó thở, tức lồng ngực
Khác với Delta, biến thể Omicron thường xuyên “trú ẩn” tại hệ hô hấp trên. Gây nên nhiều triệu chứng về khó thở, tức lồng ngực, thở hụt... cho người nhiễm. Khi đó, Omicron tác động trực tiếp đến phổi, kiểm soát hệ hô hấp và làm cho bạn có những biểu hiện về tức ngực, thở khó khăn,... Trường hợp bạn vừa bị ho, vừa khó thở thì khả năng cao là nhiễm Covid-19 biến Omicron.
2.3. Phát sốt
Sốt thường là một dấu hiệu nhận biết chung của Covid-19. Nhưng đối với biến thể Omicron, bệnh nhân thường chỉ sốt nhẹ hoặc gai sốt, thậm chí không sốt thay vì kéo dài so với biến thể “đời đầu”.
2.4. Mất chức năng vị giác
Một nghiên cứu của cơ quan An ninh Y tế Vương quốc Anh đã xem xét về mức độ phổ biến của những triệu chứng Omicron trên kết quả xét nghiệm PCR. Họ nhận thấy rằng, số lượng người mất vị giác và khứu giác ở người nhiễm biến chủng Omicron ít hơn nhiều so với biến chủng Delta. Đây cũng là những khác biệt lớn về triệu chứng nhiễm Covid-19 giữa hai biến thể Omicron và Delta.
2.5. Hiện tượng đau đầu
Người nhiễm Omicron có thể bị đau đầu với các mức độ khác nhau dựa trên nhiều yếu tố, từ nhẹ cho đến nghiêm trọng. Đau đầu là một biểu hiện thường gặp nhưng do biến thể Omicron gây nên thì sẽ cho những cảm giác khác.
Theo đó, chứng đau đầu Omicron thường kéo dài trong vòng 3 ngày, ngay cả khi người nhiễm đã sử dụng thuốc giảm đau. Bạn có thể gặp phải tình trạng đầu đau, căng nhức ở cả hai thái dương. Đau đầu Omicron được cho là phản ứng viêm của cơ thể đang chống lại tác nhân virus.
2.6. Ngạt mũi
Sổ mũi hay chảy nước mũi mặc dù là những biểu hiện của bệnh cảm lạnh thường thấy. Nhưng bạn cũng không nên chủ quan vì ngạt mũi cũng là một dấu hiệu nhận biết Covid-19. Tình trạng mũi tiết ra dịch nhờn là phản ứng bẫy để tiêu diệt virus.
2.7. Đau mỏi người
Triệu chứng tiếp theo của biến thể Omicron là làm cho người nhiễm cảm thấy mệt mỏi và kiệt sức. Trong đó, bạn có thể thấy đau nhức toàn thân, giảm năng lượng, cần được nghỉ ngơi.
Biểu hiện đau cứng, tê yếu ở lưng, chân tay cũng là một dấu hiệu dễ thấy của Omicron
3. Tốc độ lây lan của biến thể Omicron
Ngay từ ban đầu xuất hiện, Omicron đã được đánh giá là biến thể rất đáng quan ngại. Sự phát triển cùng tốc độ lây lan nhanh đã đạt đến cấp số nhân. So với biến thể Vũ Hán xác định ban đầu thì biến thể Omicron có tới 60 đột biến với khả năng lây nhiễm nhanh trên diện rộng.
CDC cũng phát thông báo rằng bất kể ai cũng có thể gặp biến thể mới và lây truyền virus cho người khác. Hơn thế, theo như WHO, người đã từng nhiễm Covid-19 khi tiếp xúc với người nhiễm Omicron, khả năng tái nhiễm là cao hơn.
4. Biện pháp bảo vệ bản thân trước biến thể Omicron
Đứng trước nguy cơ tái nhiễm và độ lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron, mỗi người dân cần chủ động cần phòng ngừa, điều trị bằng các biện pháp được Bộ Y tế khuyến cáo như sau:
4.1. Tiêm đầy đủ các liều vắc xin
Bên cạnh việc tiêm 2 mũi vắc xin Covid-19, mỗi cá nhân tiến hành tiêm bổ sung để tăng cường hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể. Theo như nhà nghiên cứu tại Đại học Imperial London (Anh), tiêm vắc xin Covid-19 tăng cường có khả năng bảo vệ cơ thể trước biến thể Omicron từ 55 đến 80%. Mũi thứ 3 được tiêm sau mũi thứ 2 từ 28 ngày đến 3 tháng.
4.2. Test nhanh tại nhà
Test nhanh là một biện pháp khi có dấu hiệu nghi ngờ nhiễm Covid-19. Hơn thế nữa, bạn có thể chủ động trong việc cách ly, điều trị bệnh sớm nếu chẳng may nhiễm phải biến thể Omicron.
4.3. Sử dụng khẩu trang
Khẩu trang là một vật bất ly thân khi ra ngoài giúp bảo vệ bản thân cũng như hạn chế mắc bệnh. Bạn nên sử dụng khẩu trang chất lượng, không nên đeo khẩu trang quá rộng vì không có tác dụng phòng ngừa lây nhiễm bệnh. Bên cạnh đó, không sử dụng khẩu trang tái nhiều lần.
4.4. Vệ sinh sát khuẩn
Rèn luyện thói quen rửa tay sát khuẩn và súc họng từ 2 đến 3 lần để bảo vệ sức khỏe, đề phòng sự tấn công của virus. Ngoài ra, bạn nên tăng cường vệ sinh không gian nhà ở sạch sẽ, khử khuẩn những nơi virus SARS-CoV-2 dễ “trú ẩn” như là tay nắm cửa, bề mặt bàn,...
4.5. Chế độ dinh dưỡng - vận động
Nhằm mục đích tăng cường sức đề kháng bạn nên bổ sung một chế độ ăn đầy dinh dưỡng và cơ chế tập luyện thể thao khoa học. Một khi cơ thể có hệ miễn dịch tốt, bản thân bạn sẽ tránh được sự tấn công từ virus gây bệnh Covid-19.
Nguồn: Sưu tầm